Người tham chiếu trong CV là gì? Vai trò của người tham chiếu trong CV quan trọng như thế nào?

CV ứng tuyển là một trong những cơ sở quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá đúng về năng lực và trình độ chuyên môn mà bạn đang có. Tuy nhiên, CV của bạn sẽ có sức thuyết phục và giá trị thực tế hơn nếu có thêm phần thông tin người tham chiếu. Vậy người tham chiếu trong CV là gì? Ứng viên nên viết gì về mục người tham chiếu!

Hầu hết, các CV ứng tuyển của các ứng viên hiện nay đều tập trung PR vào mục kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, vv… Đó là điều thật sự rất cần thiết để tạo nên một CV có bố cục chỉn chu về nội dung và mang tới những thông tin giá trị cho việc ứng tuyển vào các công ty hay tập đoàn lớn. Tuy nhiên, những điều đó chỉ là yếu tố cần có mang tính tất yếu nhưng vẫn chưa gọi là đủ nếu thiếu mất mục người tham chiếu. Nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ người tham chiếu trong CV là gì? Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này chi tiết hơn.

Người tham chiếu trong CV là gì?

Người tham chiếu được viết trong CV ứng tuyển là người cộng sự, đồng nghiệp hoặc cấp trên đã từng hợp tác làm việc với bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Khi bạn ghi thông tin của người tham chiếu trong CV nhà tuyển dụng sẽ liên hệ trực tiếp với họ để thu thập những đánh giá chung của họ về quá trình làm việc của bạn trong thời gian trước đây. Hay nói cách khác, người tham chiếu sẽ là người đại diện nói cho nhà tuyển dụng biết được, năng lực và thái độ làm việc của bạn trong khoảng thời gian đã làm việc với họ có tốt không.

Điều đó cho thấy vai trò của người tham chiếu rất quan trọng, họ có thể quyết định đến 50% vấn đề bạn có trúng tuyển phỏng vấn vào công ty mới hay không? Lời nói và sự đánh giá của họ tác động nhiều vào suy nghĩ của nhà tuyển dụng. Do đó, việc lựa chọn một người tham chiếu đáng tin cậy là điều quan trọng hơn hết. Vậy dựa vào cơ sở nào để bạn có thể chọn một người tham chiếu phù hợp?

Lựa chọn những người có kinh nghiệm trong công việc, với mức độ đáng tin cậy cao như cấp trên (Trưởng phòng, hay Giám đốc…): Đây là những người có năng lực lãnh đạo và sự hiểu biết nhất định trong công việc, chính vì thế họ dễ dàng đưa ra những nhận xét có tính thuyết phục cao. Lời nói của họ cũng mang giá trị nhất định so với những người bình thường. CV của bạn cũng nâng tầm giá trị hơn hẳn.

Nếu không tiện nhờ cấp trên làm người tham chiếu, bạn có thể nhờ đồng nghiệp hay cộng sự hợp tác lâu năm để đưa ra đánh giá về bạn với nhà tuyển dụng. Tuy họ không được đánh giá cao như cấp trên của bạn nhưng họ là người thường xuyên làm việc với bạn, hiểu bạn nhiều hơn, họ cũng sẽ đưa ra cái nhìn khách quan và trực diện hơn rất nhiều.

Có một điều chung mà bạn phải lưu ý khi chọn người tham chiếu đó chính là phải chọn những người giao tiếp tốt, không ngại trả lời những câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp từ nhà tuyển dụng. Chọn người có khả năng ứng biến tốt, phong thái tự tin, nói chuyện rõ ràng, rành mạch sẽ giúp truyền tải những đánh giá tốt về bạn đến cho nhà tuyển dụng một cách chuẩn xác nhất. Nếu có thể chọn hãy chọn một người có trách nhiệm, vì họ sẽ là người gián tiếp giúp bạn chinh phục niềm tin từ nhà tuyển dụng hiệu quả.

Cách tìm việc làm qua mạng?

Để có một CV việc làm đẹp với đầy đủ nội dung của người tham chiếu không khó, điều khó hơn là làm thế nào để bạn có thể chọn cho mình một công việc phù hợp để tận dụng những thông tin về người tham chiếu trở nên có giá trị hơn. Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể tìm được các việc làm trên mạng phù hợp với năng lực bản thân, một trong những cách làm phổ biến nhất hiện nay đó chính là tìm việc làm thông qua các trang web tuyển dụng uy tín, cụ thể như: Careerlink và itviec.com

Những câu hỏi phổ biến nhà tuyển dụng thường hỏi người tham chiếu?

Khi viết mục người tham chiếu trong CV, bạn cần ghi rõ thông tin liên hệ, chức vụ làm việc của họ để nhà tuyển dụng nắm rõ và xác định thông tin dễ dàng hơn. Bạn nên tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhà tuyển dụng liên hệ với người tham chiếu. Nếu người tham chiếu chưa có kinh nghiệm trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng, bạn có thể chọn lọc một số câu hỏi cơ bản dưới đây để giúp họ hình dung rõ câu trả lời.

Mối quan hệ giữa bạn với ứng viên là gì?

Mặc dù nhà tuyển dụng có thể xác định mối quan hệ giữa bạn và ứng viên, tuy nhiên đó là câu hỏi để nhà tuyển dụng bắt đầu câu chuyện và tìm hiểu xem bạn và ứng viên đã làm việc với nhau trong thời gian bao lâu, có đầy đủ thông tin về nhau hay không. Tuy là câu hỏi đơn giản nhưng bạn nên nói lại một lần nữa mối quan hệ của cả hai để tạo niềm tin cho nhà tuyển dụng.

Bạn có thể nói về công việc cụ thể mà ứng viên từng đảm nhận hay không?

Đối với dạng câu hỏi mang tính liệt kê như thế nào tốt nhất bạn nên có sự chuẩn bị trước bằng cách ghi ra cụ thể những công việc đó vào mẫu giấy để trả lời không bị sót. Câu trả lời tốt nhất nên đi vào chi tiết cụ thể, đừng nói chung chung khiến nhà tuyển dụng càng cảm thấy mơ hồ hơn. Ví dụ, công việc của ứng viên lúc trước là nhân viên bán hàng, bạn có thể nói chi tiết công việc của ứng viên là “Chăm sóc và hỗ trợ trả lời thắc mắc cho khách hàng, tư vấn những sản phẩm mới và giải quyết các yêu cầu phát sinh cho khách hàng một cách cụ thể

Bạn có thể cho biết về hiệu suất làm việc của ứng viên hay không?

Đây chính là câu hỏi quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng chắc chắn muốn biết về ứng viên. Bạn cũng nên khéo léo trả lời câu hỏi này, quan trọng đừng trả lời trực tiếp ví dụ như ứng viên có thể làm được bao nhiêu công việc trong ngày, hoặc nói rõ tiến độ hoàn thành sẽ khiến ứng viên dễ mất điểm với nhà tuyển dụng.

 Thay vào đó, bạn nên nói ra những điểm mạnh vốn có của ứng viên, ví dụ như “ Là một người thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng, bạn Nguyễn Văn A luôn đảm bảo được tiến độ công việc hoàn thành nhanh chóng trong ngày…” Quan trọng thông tin bạn cung cấp phải trùng khớp với những thông tin mà ứng viên đã ghi trong CV xin việc.

Thái độ làm việc của ứng viên như thế nào? Bạn có muốn hợp tác làm việc với ứng viên nữa không?

Thái độ làm việc rất quan trọng để đánh giá ứng viên đó có phù hợp với vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm hay không? Từ câu trả lời về thái độ làm việc nhà tuyển dụng sẽ biết được ứng viên có chịu được áp lực và cường độ công việc trong khoảng thời gian làm việc trực tiếp với công ty sau này. Cho nên câu hỏi này cũng quan trọng không kém những câu hỏi trên.

Câu hỏi “Bạn có muốn hợp tác làm việc với ứng viên nữa không?” cũng mang một ý nghĩa quan trọng để nhà tuyển dụng xác nhận lại mối quan hệ của cả bạn và ứng viên. Bạn phải chắc chắn đưa ra câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi này, về lý do tại sao lại muốn hợp tác với ứng viên lần nữa. Bạn nên nhấn mạnh vào điểm mạnh của ứng viên để nhà tuyển dụng thấy rõ sự phù hợp của ứng viên dành cho vị trí đó.

Hy vọng rằng, thông qua những thông tin mà chúng tôi truyền tải bạn đã hiểu rõ hơn “Người tham chiếu trong Cv là gì”. Từ đó, đưa ra những cân nhắc cẩn thận để chọn cho mình một người tham chiếu đáng tin cậy, có hiểu biết và năng lực phù hợp giúp bạn tạo ra những cơ hội phát triển tại một môi trường mới.

Chúc bạn thành công!

Comments are closed.