Nhân viên tự đánh giá bản thân nhằm mục đích gì?

Một công ty có phát triển mạnh hay không, phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Trong đó, vấn đề quản lý nhân sự đóng vai trò rất quan trọng góp phần vào sự thành công chung của công ty. Việc này đòi hỏi mỗi nhân viên tự đánh giá bản thân để thấy rõ được những hạn chế và tiến bộ của mình trong công việc và có những đề xuất hợp lý để cải thiện với cấp trên.

Việc nhân viên tự đánh giá bản thân là một điều cần thiết và mang tính tất yếu để nhà quản lý có thể dễ dàng nắm bắt được những khó khăn cũng như hạn chế mà nhân viên đang gặp phải. Từ đó đưa ra hướng giải quyết hoặc khen thưởng cho những cá nhân có những thành tích nổi trội trong công việc. Tuy nhiên, để hoàn thiện một bản tự đánh giá năng lực bản thân không phải là một điều dễ dàng với hầu hết nhân viên, ngược lại đó còn là công việc rất áp lực. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu cách để tạo ra một bảng đánh giá bản thân phù hợp nhất nhé!

Lập dàn ý cho bảng tự đánh giá

Việc dành thời gian để lên dàn ý cho bảng tự đánh giá năng lực bản thân là một điều rất cần thiết để đảm bảo rằng những nội dung bạn đề cập đến là chính xác. Hãy liệt kê xem những mục lớn và những tiêu chí nhỏ kèm theo trong công việc, thời gian hoàn thành, và tiến độ công việc của bạn một cách chi tiết nhất có thể.

Xem lại mục tiêu của bản thân

Lời khuyên hữu hiệu cho bạn là nên tập cho mình thói quen viết check list công việc mỗi ngày, ghi rõ mục tiêu công việc của bạn trong mỗi tuần hay mỗi tháng. Cho đến khi phải tổng hợp lại mọi thứ, bạn chỉ cần nhìn vào bảng check list công việc là đã có thể đánh giá được tiến độ của bản thân trong từng giai đoạn một cách dễ dàng. Nếu duy trì thói quen này như một phần không thể thiếu trong công việc, sẽ giúp bạn viết bản tự đánh giá một cách dễ dàng hơn.

Đừng quên liệt kê những thành tích đạt được

Sau khi đánh giá tiến độ bản thân qua các check list công việc cụ thể, còn một điều quan trọng mà bạn không thể bỏ qua đó chính là, liệt kê những thành tích mà bạn đã đạt được. Đưa vào bảng đánh giá những thành tích về doanh thu, triển khai được bao nhiêu hợp đồng mới hoặc bạn đã mở rộng thêm bao nhiêu mối quan hệ đối tác mới cho công ty. Tất tần tật mọi thứ, đừng để sót một vấn đề nào bạn nhé! Bởi vì đây, không chỉ là cơ sở để bạn theo dõi sự phát triển của bản thân trong công việc mà còn là yếu tố để cấp trên khen thưởng và thăng tiến cho bạn đấy!

Tập trung vào thành tích của cá nhân

Vì đây là bản tự đánh giá năng lực của nhân viên, cho nên điều hiển nhiên bạn không thể đánh giá thành tích riêng của mình không đánh giá thành tích chung của cả đội. Bạn nên nhớ, nếu gộp thành tích của mình chung với những người khác rất khó để đánh giá được khả năng nỗ lực của bạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong mắt cấp trên. Và hơn nữa, nếu làm việc theo mô hình đội nhóm, bạn cũng nên kể rõ ra bản thân đã đóng góp những vấn đề gì cho nhóm, càng cụ thể càng rõ ràng thì càng tốt.

Diễn giải những khó khăn bạn đang gặp phải

Bất kỳ nhân viên nào cũng gặp khó khăn trong quá trình làm việc, dù là người có thành tích tốt hay người có thành tích kém cỏi hơn. Bản chất của bảng tự đánh giá bản thân không phải là việc giúp nhân viên nhìn lại những nỗ lực của mình, mà đó còn là cơ hội để bạn bày tỏ những nguyện vọng và khó khăn, thách thức trong công việc của mình để cấp trên hiểu rõ. Từ đó, cấp trên của bạn phần nào có thể hiểu rõ hơn về công việc bạn đang triển khai cũng như đề xuất phương hướng giải quyết thích hợp.

Thậm chí, nếu khó khăn đó khó vượt quá giới hạn năng lực của bạn có thể giải quyết, hãy mạnh dạn trình bày với sếp một cách trực tiếp. Sếp bạn có thể là người cố vấn hoặc biết đâu sau khi nghe những lời nhận xét tiêu cực trong công việc bạn có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báo hơn.

Với tư cách một nhân viên, việc phải viết bảng tự đánh giá năng lực bản thân là một điều tất yếu để nắm rõ được quá trình phát triển của mình. Điều đó tuy rất áp lực nhưng nó giúp bạn biết được bản thân đang dậm chân tại chỗ hay đã được mục tiêu nào trong nấc thang phát triển sự nghiệp hay chưa. Sự đào thải trong môi trường công sở luôn rất khắc nghiệt, vì vậy trước khi để sếp phê bình hãy tự nhắc nhở bản thân nên cải thiện vấn đề gì bạn nhé!

Hy vọng, thông qua bài viết này bạn đã biết được nhân viên tự đánh giá bản thân như thế nào là đúng nhất! Chúc bạn thành công !

Comments are closed.