Người tham chiếu trong CV là gì? Vai trò của người tham chiếu trong CV quan trọng như thế nào?

Tháng Bảy 17th, 2020

CV ứng tuyển là một trong những cơ sở quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá đúng về năng lực và trình độ chuyên môn mà bạn đang có. Tuy nhiên, CV của bạn sẽ có sức thuyết phục và giá trị thực tế hơn nếu có thêm phần thông tin người tham chiếu. Vậy người tham chiếu trong CV là gì? Ứng viên nên viết gì về mục người tham chiếu!

Hầu hết, các CV ứng tuyển của các ứng viên hiện nay đều tập trung PR vào mục kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, vv… Đó là điều thật sự rất cần thiết để tạo nên một CV có bố cục chỉn chu về nội dung và mang tới những thông tin giá trị cho việc ứng tuyển vào các công ty hay tập đoàn lớn. Tuy nhiên, những điều đó chỉ là yếu tố cần có mang tính tất yếu nhưng vẫn chưa gọi là đủ nếu thiếu mất mục người tham chiếu. Nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ người tham chiếu trong CV là gì? Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này chi tiết hơn.

Người tham chiếu trong CV là gì?

Người tham chiếu được viết trong CV ứng tuyển là người cộng sự, đồng nghiệp hoặc cấp trên đã từng hợp tác làm việc với bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Khi bạn ghi thông tin của người tham chiếu trong CV nhà tuyển dụng sẽ liên hệ trực tiếp với họ để thu thập những đánh giá chung của họ về quá trình làm việc của bạn trong thời gian trước đây. Hay nói cách khác, người tham chiếu sẽ là người đại diện nói cho nhà tuyển dụng biết được, năng lực và thái độ làm việc của bạn trong khoảng thời gian đã làm việc với họ có tốt không.

Điều đó cho thấy vai trò của người tham chiếu rất quan trọng, họ có thể quyết định đến 50% vấn đề bạn có trúng tuyển phỏng vấn vào công ty mới hay không? Lời nói và sự đánh giá của họ tác động nhiều vào suy nghĩ của nhà tuyển dụng. Do đó, việc lựa chọn một người tham chiếu đáng tin cậy là điều quan trọng hơn hết. Vậy dựa vào cơ sở nào để bạn có thể chọn một người tham chiếu phù hợp?

Lựa chọn những người có kinh nghiệm trong công việc, với mức độ đáng tin cậy cao như cấp trên (Trưởng phòng, hay Giám đốc…): Đây là những người có năng lực lãnh đạo và sự hiểu biết nhất định trong công việc, chính vì thế họ dễ dàng đưa ra những nhận xét có tính thuyết phục cao. Lời nói của họ cũng mang giá trị nhất định so với những người bình thường. CV của bạn cũng nâng tầm giá trị hơn hẳn.

Nếu không tiện nhờ cấp trên làm người tham chiếu, bạn có thể nhờ đồng nghiệp hay cộng sự hợp tác lâu năm để đưa ra đánh giá về bạn với nhà tuyển dụng. Tuy họ không được đánh giá cao như cấp trên của bạn nhưng họ là người thường xuyên làm việc với bạn, hiểu bạn nhiều hơn, họ cũng sẽ đưa ra cái nhìn khách quan và trực diện hơn rất nhiều.

Có một điều chung mà bạn phải lưu ý khi chọn người tham chiếu đó chính là phải chọn những người giao tiếp tốt, không ngại trả lời những câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp từ nhà tuyển dụng. Chọn người có khả năng ứng biến tốt, phong thái tự tin, nói chuyện rõ ràng, rành mạch sẽ giúp truyền tải những đánh giá tốt về bạn đến cho nhà tuyển dụng một cách chuẩn xác nhất. Nếu có thể chọn hãy chọn một người có trách nhiệm, vì họ sẽ là người gián tiếp giúp bạn chinh phục niềm tin từ nhà tuyển dụng hiệu quả.

Cách tìm việc làm qua mạng?

Để có một CV việc làm đẹp với đầy đủ nội dung của người tham chiếu không khó, điều khó hơn là làm thế nào để bạn có thể chọn cho mình một công việc phù hợp để tận dụng những thông tin về người tham chiếu trở nên có giá trị hơn. Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể tìm được các việc làm trên mạng phù hợp với năng lực bản thân, một trong những cách làm phổ biến nhất hiện nay đó chính là tìm việc làm thông qua các trang web tuyển dụng uy tín, cụ thể như: Careerlink và itviec.com

Những câu hỏi phổ biến nhà tuyển dụng thường hỏi người tham chiếu?

Khi viết mục người tham chiếu trong CV, bạn cần ghi rõ thông tin liên hệ, chức vụ làm việc của họ để nhà tuyển dụng nắm rõ và xác định thông tin dễ dàng hơn. Bạn nên tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhà tuyển dụng liên hệ với người tham chiếu. Nếu người tham chiếu chưa có kinh nghiệm trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng, bạn có thể chọn lọc một số câu hỏi cơ bản dưới đây để giúp họ hình dung rõ câu trả lời.

Mối quan hệ giữa bạn với ứng viên là gì?

Mặc dù nhà tuyển dụng có thể xác định mối quan hệ giữa bạn và ứng viên, tuy nhiên đó là câu hỏi để nhà tuyển dụng bắt đầu câu chuyện và tìm hiểu xem bạn và ứng viên đã làm việc với nhau trong thời gian bao lâu, có đầy đủ thông tin về nhau hay không. Tuy là câu hỏi đơn giản nhưng bạn nên nói lại một lần nữa mối quan hệ của cả hai để tạo niềm tin cho nhà tuyển dụng.

Bạn có thể nói về công việc cụ thể mà ứng viên từng đảm nhận hay không?

Đối với dạng câu hỏi mang tính liệt kê như thế nào tốt nhất bạn nên có sự chuẩn bị trước bằng cách ghi ra cụ thể những công việc đó vào mẫu giấy để trả lời không bị sót. Câu trả lời tốt nhất nên đi vào chi tiết cụ thể, đừng nói chung chung khiến nhà tuyển dụng càng cảm thấy mơ hồ hơn. Ví dụ, công việc của ứng viên lúc trước là nhân viên bán hàng, bạn có thể nói chi tiết công việc của ứng viên là “Chăm sóc và hỗ trợ trả lời thắc mắc cho khách hàng, tư vấn những sản phẩm mới và giải quyết các yêu cầu phát sinh cho khách hàng một cách cụ thể

Bạn có thể cho biết về hiệu suất làm việc của ứng viên hay không?

Đây chính là câu hỏi quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng chắc chắn muốn biết về ứng viên. Bạn cũng nên khéo léo trả lời câu hỏi này, quan trọng đừng trả lời trực tiếp ví dụ như ứng viên có thể làm được bao nhiêu công việc trong ngày, hoặc nói rõ tiến độ hoàn thành sẽ khiến ứng viên dễ mất điểm với nhà tuyển dụng.

 Thay vào đó, bạn nên nói ra những điểm mạnh vốn có của ứng viên, ví dụ như “ Là một người thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng, bạn Nguyễn Văn A luôn đảm bảo được tiến độ công việc hoàn thành nhanh chóng trong ngày…” Quan trọng thông tin bạn cung cấp phải trùng khớp với những thông tin mà ứng viên đã ghi trong CV xin việc.

Thái độ làm việc của ứng viên như thế nào? Bạn có muốn hợp tác làm việc với ứng viên nữa không?

Thái độ làm việc rất quan trọng để đánh giá ứng viên đó có phù hợp với vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm hay không? Từ câu trả lời về thái độ làm việc nhà tuyển dụng sẽ biết được ứng viên có chịu được áp lực và cường độ công việc trong khoảng thời gian làm việc trực tiếp với công ty sau này. Cho nên câu hỏi này cũng quan trọng không kém những câu hỏi trên.

Câu hỏi “Bạn có muốn hợp tác làm việc với ứng viên nữa không?” cũng mang một ý nghĩa quan trọng để nhà tuyển dụng xác nhận lại mối quan hệ của cả bạn và ứng viên. Bạn phải chắc chắn đưa ra câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi này, về lý do tại sao lại muốn hợp tác với ứng viên lần nữa. Bạn nên nhấn mạnh vào điểm mạnh của ứng viên để nhà tuyển dụng thấy rõ sự phù hợp của ứng viên dành cho vị trí đó.

Hy vọng rằng, thông qua những thông tin mà chúng tôi truyền tải bạn đã hiểu rõ hơn “Người tham chiếu trong Cv là gì”. Từ đó, đưa ra những cân nhắc cẩn thận để chọn cho mình một người tham chiếu đáng tin cậy, có hiểu biết và năng lực phù hợp giúp bạn tạo ra những cơ hội phát triển tại một môi trường mới.

Chúc bạn thành công!

Trả lời câu hỏi thất nghiệp làm gì để sống?

Tháng Bảy 2nd, 2020

Bạn đang trải qua giai đoạn khó khăn khi thất nghiệp và bạn cảm thấy băn khoăn không biết nên làm gì tiếp theo để duy trì cuộc sống của bản thân. Vậy thì cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi thất nghiệp làm gì để sống trong bài viết dưới đây nhé.

Đi tìm các công việc làm thêm

Điều ám ảnh nhất đối với những người thất nghiệp chính là không có thu nhập để trang trải cuộc sống. Nếu bạn có một khoảng tiền tiết kiệm tích lũy được từ trước đó thì việc duy trì những chi phí sinh hoạt cá nhân cũng chỉ được vài tháng. Và việc mà bạn có thể làm lúc này chính là kiếm tiền từ những công việc làm thêm. Đó chính là cách giúp bạn biết được thất nghiệp làm gì để sống.

Tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ của bạn mà tìm kiếm các công việc phù hợp. Bạn có thể nhận viết bài online cho các trang web, công ty,… Bạn cũng có thể nhận làm cộng tác viên trong lĩnh vực marketing như SEO, quản trị facebook, website,… Nếu không, xin ứng tuyển vào làm các công việc khác như nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn, shop áo quần,… Nếu bạn có vốn, có thể tự tìm kiếm một mặt hàng nào đó để kinh doanh,…

Với sự phát triển mạnh về công nghệ thông tin, đặc biệt là các trang mạng xã hội thì  kinh doanh online cũng nở rộ và phát triển mạnh mẽ. Chỉ cần dạo một vòng trên facebook bạn cũng có thể thấy được nhà nhà buôn bán người người tìm mua. Đó cũng là cơ hội tốt để bạn kiếm tiền để sống khi thất nghiệp.

Tất cả những gợi ý trên có thể giúp bạn dễ dàng tạo thu nhập cho bản thân để trang trải các chi phí trong khi đang tìm kiếm việc làm. Ngày nay, chỉ cần bạn có đam mê và quyết tâm thì việc kiếm tiền là không quá khó.

Không lãng phí thời gian của bản thân

Khi thất nghiệp, có nhiều người sẽ bị sa đà vào các chương trình, trò chơi,… trên điện thoại và máy tính. Tuy nhiên, việc này chỉ khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng, đặc biệt là mắt, cũng như lãng phí thời gian quý báu của mình.

Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn giải quyết khoảng thời gian rảnh này bằng nhiều cách khác nhau. Như tham gia vào một khóa học về kỹ năng, nâng cao kiến thức hoặc lớp học về nấu ăn, học vẽ,… Giúp nâng cao giá trị cho bản thân mình, từ đó bạn có thể tìm kiếm được các công việc tốt hơn sau này.

Lựa chọn tham gia vào các hoạt động tình nguyện cũng là gợi ý hay ho dành cho bạn. Khi thất nghiệp, bạn có nhiều thời gian hơn và làm các công việc tình nguyện phù hợp như đến các vùng xa dạy học cho trẻ em, đến các viện dưỡng lão chăm sóc, hỗ trợ người già,… Những việc này vừa giúp bạn tận dụng tối đa thời gian rảnh của mình, vừa đóng góp sức lực vào những việc có ích, từ đó bạn sẽ cảm thấy yêu cuộc sống hơn, yêu bản thân mình hơn vì những điều mình đã làm.

Quan tâm hơn đến cách chi tiêu của bản thân

Khi thất nghiệp, tức nguồn thu nhập của bạn bị gián đoạn, lúc này, việc chi tiêu sao cho tiết kiệm và phù hợp chính là cách giúp bạn duy trì cuộc sống trong lúc đợi có một công việc mới.

Có câu nói thế này, “Một đồng bạn tiết kiệm được chính là một đồng mà bạn làm ra”. Cho nên, hãy bỏ qua với những khoảng chi tiêu không cần thiết, cũng như tập tiết kiệm tối đa chi phí sinh hoạt cá nhân. Ví dụ, thay vì đến bữa ăn, bạn sẽ đến các quán ăn, nhà hàng thì bây giờ, hãy đi chợ và tự nấu ăn cho bản thân mình. Như vậy, bạn vừa tiết kiệm được một khoảng tiền vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bản thân. Bởi vì chi phí khi tự mua thực phẩm luôn luôn rẻ hơn so với việc đi ăn ngoài.

Như vậy, với những bí quyết trên đây hy vọng đã giúp bạn trả lời câu hỏi thất nghiệp làm gì để sống. Qua bài viết, chúng tôi cũng muốn nhắn gửi rằng, thất nghiệp không có gì đáng sợ, chỉ đáng sợ khi bạn không biết phải làm gì cho phù hợp. Chúc bạn vượt qua được giai đoạn thất nghiệp thật suôn sẻ.

Cách deal lương khi phỏng vấn thuyết phục nhất

Tháng Bảy 1st, 2020

Deal lương khi phỏng vấn là cách giúp bạn đạt được mức lương tương xứng hơn với công việc của mình. Tuy nhiên, nếu không khôn khéo, bạn không những không đạt được mức lương mong muốn mà cơ hội có được việc làm cũng không còn. Chính vì vậy, hãy tham khảo cách deal lương khi phỏng vấn trong bài viết dưới đây để đạt được mục đích của bản thân nhé.

Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế muốn truyền đạt đến bạn, hãy tham khảo để chắc chắn rằng thỏa thuận với nhà tuyển dụng là thành công nhé:

  1. Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng.

Tại sao chúng tôi lại đưa mục này vào một trong những cách deal lương thuyết phục? Câu trả lời chính là việc đặt câu hỏi sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc, về chức vụ, nhiệm vụ của bạn trong thời gian tới. Việc này sẽ giúp bạn xác định xem đâu là mức lương phù hợp với công việc cũng như mức lương mà nhà tuyển dụng đưa ra đã xứng đáng hay chưa? Cũng như giúp bạn không đưa ra mức lương vượt quá yêu cầu công việc cụ thể.

Ngoài ra, đặt câu hỏi cũng là cách giúp bạn kéo dài thời gian khi chưa xác định được một con số cụ thể cho công việc của mình. Trong khi nhà tuyển dụng trả lời câu hỏi của bạn, bạn sẽ có thêm thời gian để suy nghĩ hơn.

  • Để nhà tuyển dụng thấy được giá trị từ bạn

Không nhà tuyển dụng nào muốn trả lương cao cho một người không có nhiều giá trị. Vậy cho nên, trước khi bạn muốn deal lương cao hơn, bạn cần chứng minh cho họ thấy được giá trị của bạn trong công việc.

Tìm hiểu kỹ thông tin công ty sẽ giúp bạn biết được cần phải làm gì. Ngoài ra, một CV ấn tượng với những thành tích, kiến thức, kỹ năng sẽ là cách giúp bạn thể hiện giá trị của bản thân một cách tốt nhất.

Cũng đừng quên tìm hiểu trước mức lương phổ biến hiện nay trên thị trường là bao nhiêu cho công việc này để đàm phán được thuận lợi hơn nha.

  • Tránh đưa ra một con số cụ thể

Để việc deal lương thành công, một điều bạn cần chú ý chính là không nên đưa ra một con số cụ thể trong khi phỏng vấn. Cho dù được nhà tuyển dụng hỏi, bạn vẫn nên khôn khéo trả lời thay vì mức lương chính xác.

Có rất nhiều cách khác nhau để tránh trả lời trực tiếp câu hỏi của nhà tuyển dụng như việc bạn chú ý đến công việc hơn là mức lương hay là nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được chính xác giá trị mà bạn có thể mang lại,…

Trong trường hợp họ vẫn muốn biết câu trả lời, bạn hãy đưa ra một khoảng lương nhất định thay vì một con số cụ thể. Và đương nhiên, mức thấp nhất vẫn đủ thỏa mãn yêu cầu của bạn.

  • Hãy hỏi một mức lương cao hơn so với offer

Tất nhiên việc phỏng vấn và được lựa chọn là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn. Tuy nhiên đừng vì sự vui mừng đó mà quên mất việc xem xét xem mức lương họ trả đã thực tương xứng với công việc cũng như mặt bằng chung trên thị trường.

Hãy tham khảo thông tin trên thị trường, đối chiếu, so sánh với khoảng lương bạn được nhận. Nếu bạn cảm thấy bản thân có thể có được mức lương cao hơn, đừng ngại ngần mà hãy hỏi và đàm phán với nhà tuyển dụng. Có thể bạn sẽ đạt được như mong muốn đó nhé.

Đàm phán lương thành công hay không có một sự ảnh hưởng nhất định đến quá trình làm việc sau này của bạn. Nếu mức lương thấp hơn so với thị trường, bạn sẽ cảm thấy bất mãn và tất nhiên, công việc của bạn cũng sẽ ảnh hưởng. Tuy nhiên, hãy cố gắng hoàn thành thật tốt trong thời gian thử việc và thương lượng lại với cấp trên về lương của bạn sau khi trở thành nhân viên chính thức.

Deal lương có thành công hay không còn tùy thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác. Tuy nhiên, với những cách deal lương trên đây chúng tôi tin rằng sẽ giúp bạn biết được bản thân nên làm gì trong khi phỏng vấn để đạt được một con số phù hợp với công việc. Chúc bạn thành công.

Giới thiệu về bản thân ấn tượng trong buổi phỏng vấn như thế nào?

Tháng Sáu 27th, 2020

Việc giới thiệu về bản thân ấn tượng là điều khiến hầu hết các ứng viên trong giai đoạn xin việc đều cảm thấy áp lực. Tuy nhiên, nếu nắm được những kỹ năng mở đầu cuộc phỏng vấn, bạn sẽ dễ dàng vượt qua được những áp lực tâm lý trên một cách dễ dàng. Vậy đó là những cách làm nào?

Trong mọi buổi phỏng vấn xin việc, người mang nhiều áp lực tâm lý nhất đó có lẽ là các ứng viên. Chính vì vậy, trong quá trình chào hỏi và giới thiệu đầu tiên, các bạn thường mắc phải những sai lầm nhất định vì lý do tâm lý. Mặc dù biết rõ, những lúc giới thiệu mở đầu cho buổi phỏng vấn bao giờ cũng mang ý nghĩa quan trọng, nhưng nếu bạn không kiểm soát được cảm xúc tốt cũng như không biết giới thiệu về bản thân ấn tượng như thế nào với nhà tuyển dụng, thì bài viết này có lẽ sẽ giúp bạn đút kết được những kinh nghiệm hữu ích đấy.

 Thứ nhất: Chú trọng phong cách ăn mặc phù hợp

Với tính chất của những buổi phỏng vấn xin việc đòi hỏi ứng viên phải ăn mặt chỉn chu và lịch sự để thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp của mình. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu qua văn hóa doanh nghiệp của công ty để tham khảo thử cách ăn mặc và phong thái làm việc của họ để lựa chọn trang phục phù hợp. Lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn đó chính là hãy mặc những gì khiến bạn tự tin và thoải mái nhất, nhưng hãy nhớ vẫn đảm bảo yếu tố thanh lịch và chỉn chu để không đánh mất điểm thiện cảm từ nhà tuyển dụng bạn nhé!

Thứ hai: Đừng đi theo một lối mòn quen thuộc

Hầu hết, những ứng viên thường bước vào căn phòng phỏng vấn với vô vàn suy nghĩ trong đầu và ánh mắt quan sát những ứng viên khác và các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, một trong số những lỗi mà ứng viên hay gặp phải đó không phải là việc nói lắp bắp hay không biết gì để  nói, mà nói một cách quy cũ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy ngán ngẫm, thậm chí không có hứng thú để nghe tiếp câu chuyện của bạn. Thay vì, lặp lại những điều mà bản thân đã ghi chép sẵn trong CV xin việc mà nhà tuyển dụng có thể đọc qua thì bạn nên có cách giới thiệu mới mẻ hơn.

Thứ ba: Đừng quên lời cảm ơn mở đầu

Đây là phép lịch sự tối thiểu cũng phải có, tuy nhiên với gánh nặng tâm lý đang đè nặng, đôi lúc bạn có thể bỏ sót những yếu tố quan trọng này. Vì vậy, hãy hít thật sâu và chuẩn bị cho mình một tinh thần sẵn sàng nhất bằng một câu mở đầu: “Em xin chân thành cảm ơn nhà tuyển dụng đã trao cho em cơ hội được tham dự buổi phỏng vấn trong ngày hôm nay, em tên là Nguyễn Văn A”.

Đây sẽ là cách mở đầu cho thấy tác phong chuyên nghiệp của bạn trong cách ứng xử có tốt hay không, tuy chỉ là yếu tố nhỏ nhưng biết đâu nó lại giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng hơn hẳn những ứng viên khác thì sao. Hãy nắm vững kỹ năng này bạn nhé!

Thứ tư: Đừng nói quá nhiều những thông tin không cần thiết

Như chúng tôi đã nói, bạn không cần lặp lại quá nhiều những thông tin mang tính cá nhân khi được nhà tuyển dụng dành thời gian cho bạn tự giới thiệu về bản thân mình. Thay vào đó, bạn nên tận dụng thời gian đó để PR cho bản thân một cách khéo léo. Hãy nói ngắn gọn kinh nghiệm làm việc của bạn, những kỹ năng bạn nổi bật nhất, những thành tựu bạn đã đạt được trong thời gian vừa qua một cách ngắn gọn nhưng đó phải là những chi tiết đắt nhất trong CV của bạn.

Vì chắc chắn rằng, nhà tuyển dụng sẽ không đề cập quá nhiều những vấn đề bạn ghi trong CV sau khi phần tự giới thiệu bản thân kết thúc. Thay vào đó, họ sẽ hỏi về những kiến thức chuyên môn của bạn, những tình huống giả định để bạn xử lý. Chính vì vậy, bạn không nên dành 5 phút cho phần giới thiệu với những thông tin nhàm chán chẳng liên quan gì đến công việc của bạn lắm.

Hy vọng, với những điều chúng tôi chia sẻ trong bài viết này, bạn đã bỏ túi được những kiến thức hữu dụng cho việc giới thiệu về bản thân ấn tượng với các nhà tuyển dụng. Chúc bạn thành công và sớm tìm được công việc phù hợp bạn nhé!

Nhân viên tự đánh giá bản thân nhằm mục đích gì?

Tháng Sáu 27th, 2020

Một công ty có phát triển mạnh hay không, phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Trong đó, vấn đề quản lý nhân sự đóng vai trò rất quan trọng góp phần vào sự thành công chung của công ty. Việc này đòi hỏi mỗi nhân viên tự đánh giá bản thân để thấy rõ được những hạn chế và tiến bộ của mình trong công việc và có những đề xuất hợp lý để cải thiện với cấp trên.

Việc nhân viên tự đánh giá bản thân là một điều cần thiết và mang tính tất yếu để nhà quản lý có thể dễ dàng nắm bắt được những khó khăn cũng như hạn chế mà nhân viên đang gặp phải. Từ đó đưa ra hướng giải quyết hoặc khen thưởng cho những cá nhân có những thành tích nổi trội trong công việc. Tuy nhiên, để hoàn thiện một bản tự đánh giá năng lực bản thân không phải là một điều dễ dàng với hầu hết nhân viên, ngược lại đó còn là công việc rất áp lực. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu cách để tạo ra một bảng đánh giá bản thân phù hợp nhất nhé!

Lập dàn ý cho bảng tự đánh giá

Việc dành thời gian để lên dàn ý cho bảng tự đánh giá năng lực bản thân là một điều rất cần thiết để đảm bảo rằng những nội dung bạn đề cập đến là chính xác. Hãy liệt kê xem những mục lớn và những tiêu chí nhỏ kèm theo trong công việc, thời gian hoàn thành, và tiến độ công việc của bạn một cách chi tiết nhất có thể.

Xem lại mục tiêu của bản thân

Lời khuyên hữu hiệu cho bạn là nên tập cho mình thói quen viết check list công việc mỗi ngày, ghi rõ mục tiêu công việc của bạn trong mỗi tuần hay mỗi tháng. Cho đến khi phải tổng hợp lại mọi thứ, bạn chỉ cần nhìn vào bảng check list công việc là đã có thể đánh giá được tiến độ của bản thân trong từng giai đoạn một cách dễ dàng. Nếu duy trì thói quen này như một phần không thể thiếu trong công việc, sẽ giúp bạn viết bản tự đánh giá một cách dễ dàng hơn.

Đừng quên liệt kê những thành tích đạt được

Sau khi đánh giá tiến độ bản thân qua các check list công việc cụ thể, còn một điều quan trọng mà bạn không thể bỏ qua đó chính là, liệt kê những thành tích mà bạn đã đạt được. Đưa vào bảng đánh giá những thành tích về doanh thu, triển khai được bao nhiêu hợp đồng mới hoặc bạn đã mở rộng thêm bao nhiêu mối quan hệ đối tác mới cho công ty. Tất tần tật mọi thứ, đừng để sót một vấn đề nào bạn nhé! Bởi vì đây, không chỉ là cơ sở để bạn theo dõi sự phát triển của bản thân trong công việc mà còn là yếu tố để cấp trên khen thưởng và thăng tiến cho bạn đấy!

Tập trung vào thành tích của cá nhân

Vì đây là bản tự đánh giá năng lực của nhân viên, cho nên điều hiển nhiên bạn không thể đánh giá thành tích riêng của mình không đánh giá thành tích chung của cả đội. Bạn nên nhớ, nếu gộp thành tích của mình chung với những người khác rất khó để đánh giá được khả năng nỗ lực của bạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong mắt cấp trên. Và hơn nữa, nếu làm việc theo mô hình đội nhóm, bạn cũng nên kể rõ ra bản thân đã đóng góp những vấn đề gì cho nhóm, càng cụ thể càng rõ ràng thì càng tốt.

Diễn giải những khó khăn bạn đang gặp phải

Bất kỳ nhân viên nào cũng gặp khó khăn trong quá trình làm việc, dù là người có thành tích tốt hay người có thành tích kém cỏi hơn. Bản chất của bảng tự đánh giá bản thân không phải là việc giúp nhân viên nhìn lại những nỗ lực của mình, mà đó còn là cơ hội để bạn bày tỏ những nguyện vọng và khó khăn, thách thức trong công việc của mình để cấp trên hiểu rõ. Từ đó, cấp trên của bạn phần nào có thể hiểu rõ hơn về công việc bạn đang triển khai cũng như đề xuất phương hướng giải quyết thích hợp.

Thậm chí, nếu khó khăn đó khó vượt quá giới hạn năng lực của bạn có thể giải quyết, hãy mạnh dạn trình bày với sếp một cách trực tiếp. Sếp bạn có thể là người cố vấn hoặc biết đâu sau khi nghe những lời nhận xét tiêu cực trong công việc bạn có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báo hơn.

Với tư cách một nhân viên, việc phải viết bảng tự đánh giá năng lực bản thân là một điều tất yếu để nắm rõ được quá trình phát triển của mình. Điều đó tuy rất áp lực nhưng nó giúp bạn biết được bản thân đang dậm chân tại chỗ hay đã được mục tiêu nào trong nấc thang phát triển sự nghiệp hay chưa. Sự đào thải trong môi trường công sở luôn rất khắc nghiệt, vì vậy trước khi để sếp phê bình hãy tự nhắc nhở bản thân nên cải thiện vấn đề gì bạn nhé!

Hy vọng, thông qua bài viết này bạn đã biết được nhân viên tự đánh giá bản thân như thế nào là đúng nhất! Chúc bạn thành công !

Định hướng nghề nghiệp trong tương lai như thế nào là chính xác?

Tháng Sáu 26th, 2020

Đối với những bạn trẻ đang trong giai đoạn tìm hiểu về bản thân để định hướng nghề nghiệp trong tương lai, hầu như đều có một đặc điểm chung là cảm thấy mơ hồ với những điều mình nghĩ thời điểm hiện tại. Nếu như bạn đang rơi vào trường hợp đó, không biết lắng nghe ai, không biết chọn lọc thông tin từ đâu, thì bài viết này thật sự phù hợp dành cho bạn.

Hầu như chúng ta đều cảm nhận rằng việc định hướng bản thân nghề nghiệp của bản thân là một điều không hề đơn giản. Mọi người đều có những ưu điểm và thế mạnh riêng, tuy nhiên để xác định bản thân phù hợp với ngành nghề nào còn phải dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau để xác định. Vậy đó là những yếu tố nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Thứ nhất: Xác định rõ sở thích của bản thân.

Dường như chúng ta không thể phủ định rằng, tìm được một công việc đúng với đam mê của bản thân là một điều vô cùng may mắn, nhưng thực tế thì không nhiều người có thể làm được công việc mình thích đúng với đam mê của mình lúc đầu đã dự định. Điều đó không phải lỗi của chúng ta, tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn rằng nên dành thời gian xác định rõ đam mê của mình là gì? Bạn thích được làm việc ở lĩnh vực nào? Lĩnh vực đó có gì khiến bạn thu hút và muốn gắn bó lâu dài với nó… Hãy liệt kê ra mọi thứ bạn nghĩ và tìm hiểu về nó một cách thật chi tiết để đưa ra lựa chọn chính xác hơn bạn nhé!

Thứ hai: Xác định được ưu – nhược điểm bản thân

Đây là một trong những điều rất quan trọng để bạn có thể dựa vào đó mà xác định cho mình một công việc phù hợp trong tương lai. Bạn nên hiểu rõ rằng, bạn không thể hoàn thành một công việc nào đó thật tốt nếu như bạn không đủ năng lực thật sự. Thế mạnh không những giúp bạn tự tin trong công việc mà nó còn giúp bạn gặt hái được những thành công nhất định trong cuộc sống. Trong tất cả những yếu tố được đề cập đến việc lựa chọn nghề nghiệp thì có lẽ thế mạnh (ưu điểm) chính là yếu tố mang vai trò quyết định rất lớn đến việc nghề nghiệp đó có thích hợp với bạn hay không?

Thật không dễ dàng để một người không giỏi giao tiếp làm công việc của một người bán hàng. Và tất nhiên một người giao tiếp tốt có thể khiến một khách hàng tiềm năng thành một khách hàng thật thụ với tài ăn nói khéo léo của mình. Chính vì vậy, trước khi đặt ra câu hỏi bản thân phù hợp với ngành nghề nào, thì hãy dành thời gian để liệt kê về những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để biết rằng bạn có phù hợp với nghề nghiệp mà mình đang hướng đến hay không nhé!

Thứ ba: Xác định được kỹ năng bản thân

Kỹ năng cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng mà bạn không thể bỏ qua dù chỉ là những kỹ năng không mấy liên quan đến công việc. Ví dụ, nghề nghiệp của một người bán hàng sẽ cần kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng đàm phán … Mỗi một nghề nghiệp sẽ có những kỹ năng cần có, để hỗ trợ bạn thích nghi với công việc được tốt hơn.

Thứ tư: Xác định được môi trường học tập

Sau các bước xác định các vấn đề liên quan đến bản thân, bạn cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến nơi bạn sẽ quyết định theo học, chuyên ngành bạn theo học có phù hợp với lực học của bạn hay không? Môi trường học tập đó có những yếu tố nào giúp bạn phát huy được sở trường hoặc học hỏi thêm kiến thức bổ ích và tìm kiếm được cơ hội việc làm trước khi ra trường hay không?

Thứ năm: Xác định nhu cầu nhân lực, nghề nghiệp của bạn trong tương lai

Mỗi năm, tình hình kinh tế nước ta luôn có những sự thay đổi khác nhau, điều đó sẽ góp phần ảnh hưởng đến vấn đề tìm kiếm việc làm của bạn. Có những ngành sẽ cần đội ngũ nhân sự rất nhiều ví dụ như công nghệ thông tin, y dược, sale…nhưng mặc khác cũng có những ngành nghề mà mỗi năm sẽ có sự hao hụt, đào thải nhân sự đáng kể. Việc tham khảo thông tin và dự đoán tình hình phát triển nhân sự sẽ giúp bạn có đưa ra những dự định tốt hơn về nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.

Hy vọng, sau những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này, bạn đã có thêm cho mình những thông tin cần thiết làm nền tảng xác định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bản thân một cách chính xác nhất để gắn bó với công việc đó lâu dài.

Cách tiếp cận khách hàng qua điện thoại đơn giản nhưng hiệu quả với 6 bước

Tháng Sáu 18th, 2020

Việc bán hàng thông qua cách thức truyền thống dường như đã quá phổ biến trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại có một cách tiếp cận khách hàng vô cùng thuận lợi mà hầu như nhân viên bán hàng nào cũng đang áp dụng cho cuộc chạy đua doanh số hàng tháng, đó chính là cách tiếp cận khách hàng qua điện thoại.

Với ưu điểm nhanh chóng, cách tiếp cận khách hàng qua điện thoại đã thể hiện được nhiều lợi thế trong thời đại công nghệ như hiện nay. Tuy nhiên, để xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua điện thoại đã đặt ra những thách thức không hề nhỏ với những nhân viên đảm nhận nhiệm vụ sale phone. Vậy làm thế nào để tăng tỷ lệ bán hàng thành công qua điện thoại, hãy tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!

Chuẩn bị nội dung cuộc gọi thật rõ ràng

Khách hàng khi nghe tư vấn điện thoại thường khó nắm bắt tâm lý và cảm xúc hơn so với cách tiếp cận thực tế, vì vậy nếu bạn không chuẩn bị trước bạn sẽ rất dễ thất bại ngay từ những giây đầu tiên. Trước mỗi cuộc gọi hãy dành thời gian nghiên cứu thật kỹ thông tin của  khách hàng, hãy quan tâm đến các thông tin cá nhân, thu nhập và nhu cầu sử dụng hiện tại của khách hàng. Hãy soạn sẵn những câu hỏi bạn cần phải hỏi để tránh tình trạng bí bách ngôn từ sử dụng bạn nhé, sự chuẩn bị chỉn chu sẽ giúp bạn tạo nên tác phong chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng.

Luyện tập trước khi diễn ra cuộc gọi

Chẳng có diễn viên nào diễn tốt một vai diễn nếu không trải qua quá trình luyện tập cả, kể cả công việc của một sale phone cũng như thế. Để mọi việc suôn sẻ hơn bạn có thể quan sát cách đồng nghiệp trò chuyện với khách hàng để rút kinh nghiệm cho bản thân. Nếu có thể hãy nhờ đồng nghiệp đóng vai trò khách hàng và bạn sẽ thực hiện việc luyện tập trực tiếp những tình huống có thể xảy ra, để biết cách điều khiển cảm xúc, giọng nói và cách xử lý tình huống linh hoạt hơn.

Luôn để tinh thần thư giãn không áp lực

Một cuộc giao tiếp khách hàng qua điện thoại có đảm bảo được hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào 86% giọng nói và 14% qua nội dung trao đổi. Bởi vậy, tinh thần bạn càng tốt, chất lượng cuộc gọi ngày càng được nâng cao. Khách hàng không nhìn thấy được bạn nhưng họ có thể cảm nhận được cảm xúc của bạn trong từng lời nói có đủ sức thuyết phục họ hay không? Chính vì vậy, hãy hít thở thật sâu, giữ tâm trạng vui vẻ và tinh thần ổn định nhất để bắt đầu một cuộc gọi thành công bạn nhé!

Khéo léo vượt qua thư ký thông minh

Hầu hết những sale phone mới vào nghề thường không vượt qua cửa của những cô này thư ký hay lễ tân, bởi vì họ sẽ có nhiệm vụ chọn lọc ra những cuộc gọi quan trọng nhất để chuyển máy cho cấp trên. Cho nên, để những nàng lễ tân, thư ký xinh đẹp không ngắt ngay cuộc gọi thì hãy tinh tế đánh lừa cô ấy bằng cách làm tăng mức độ quan trọng của sự việc bằng giọng nói mạnh mẽ và khẩn cấp, nếu có thể hãy nói về giám đốc của họ như một người thân, cô thư ký ấy sẽ nhanh chóng bị đánh lừa bởi khả năng sale phone của bạn đấy.

Đừng dài dòng, hãy nói thẳng vào vấn đề

Khách hàng không có nhiều thời gian để ngồi nghe bạn kể một câu chuyện dong dài, thậm chí họ sẽ ngắt máy để kết thúc cuộc gọi trong sự ngỡ ngàng của bạn. Vì vậy, hãy nhanh chóng đề cập ngay vào chủ để bạn muốn nói, đó là cách bạn thể hiện sự tôn trọng đối với họ. Nên nhớ, hãy nói rõ ràng, đúng trọng tâm và đúng vấn đề giá trị và lợi ích mà khách hàng muốn nghe.

Đừng nên ép khách hàng lựa chọn mà hãy tạo cách mở ra những cơ hội tiếp theo

Bạn chắc chắn sẽ không thể chốt vấn đề nào đó với khách hàng chỉ vỏn vẹn trong vài phút gọi điện thoại. Có thể khách hàng sẽ từ chối bạn ngay lần đầu tiên, nhưng đừng vội bỏ cuộc hay xin họ một thời gian để bạn có thể gặp mặt trực tiếp trao đổi vấn đề công việc thật chi tiết hơn. Quan trọng, bạn không nên dồn khách hàng vào tình thế bắt buộc phải mua sản phẩm nào đó, hãy trao cho họ một giá trị nào đó trước khi khách hàng quyết định mua sản phẩm của bạn. Kết thúc cuộc gọi này phải tạo ra một cơ hội mới để tương tác khách hàng tốt hơn.

Sau khi kết thúc những cuộc gọi hãy ghi chú lại những vấn đề quan trọng mà bạn đã đúc kết ra để rút kinh nghiệm cho những cuộc gọi sau được tốt hơn bạn nhé! Hy vọng rằng, qua bài viết này ban đã đúc kết được những cách tiếp cận khách hàng qua điện thoại một cách tốt nhất, chúc bạn thành công!

Đi phỏng vấn nên mặc cái gì?

Tháng Sáu 17th, 2020

Bạn đang đi phỏng vấn xin vào công việc gì? Ăn mặc như thế nào là hợp lý nhất? Đây là những câu hỏi giúp bạn tìm được trang phục phù hợp nhất cho mình khi đi phỏng vấn.

Bạn có nhu cầu xin việc làm, bạn muốn được tham gia những hoạt động công cộng, những công việc mà ở đó được yêu cầu phỏng vấn trước một cuộc tuyển chọn. Bạn muốn được thu hút bởi dáng vẻ tự tin, ngoại hình đẹp, ưa nhìn, và đó chính là yếu tố đầu tiên mà nhà tuyển dụng chú ý đến. Nhưng làm thế nào để cái nhìn đầu tiên đó được kết quả tốt đẹp nhất. Đừng để mọi việc vượt quá suy nghĩ hay dự định của bạn. Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết những băn khoăn đi phỏng vấn nên mặc cái gì là hợp lý nhất.

Buổi phỏng vấn được cho là thành công khi bạn nắm và làm chủ được mọi tình huống, từ ngoại hình, dáng vẻ đến nội dung trong suốt quá trình phỏng vấn diễn ra.

Đừng tự tin thái quá hay nhút nhát e dè, vì những điều đó sẽ khiến bạn mất đi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Phỏng vấn nên mặc cái gì luôn là câu hỏi mà các bạn cảm thấy khó giải quyết nhất, vì nó cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định cho buổi phỏng vấn, hãy chọn những điều khiến bạn thoải mái nhưng hợp lý vẫn  là điều kiện tiên quyết và cần được chú ý.

Trước tiên bạn phải biết được bạn đang đi phỏng vấn để xin vào công việc gì?

Xin việc làm trong ngành kinh tế hay nghệ thuật? Bạn xin việc ở những phòng ban nào, phong cách ăn mặc của họ như thế nào? Hãy tìm hiểu thật kỹ, điều này rất quan trọng.

Bạn phỏng vấn vào những cơ quan Nhà nước, hay môi trường công sở?

Hãy bỏ ngay suy nghĩ về một bộ áo phông quần jeans nếu bạn đang đến phỏng vấn ở những cơ quan này. Điều đó sẽ làm cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ, và tất nhiên sẽ khiến bạn mất điểm cho buổi phỏng vấn này, thật đáng tiếc. Một chiếc quần tây tối màu phối với áo sơ mi nhẹ màu là hợp lý nhất trong lúc này.

Nếu bạn nữ muốn chọn cho mình một chân váy công sở, thì tốt nhất là hãy chọn độ dài cho phù hợp, ngang hoặc dài hơn đầu gối. Phối với chiếc áo sơ mi không quá đậm màu, chi tiết đơn giản nhẹ nhàng, điều này khiến người đối diện bạn cảm thấy dễ chịu, và họ dễ dàng chú ý đến bạn hơn. Vải ren hay chiếc áo quá mỏng không phải là sự lựa chọn phù hợp, bạn nên nhớ kỹ điều đó.

Bạn đi phỏng vấn ở những công ty ngành nghệ thuật?

Lúc này, một bộ áo quần đen sơ mi trắng là quá nghiêm túc cho sự lựa chọn mà bạn đang nghĩ đến. Nhưng không có nghĩa là bạn sẽ chọn một bộ đồ quá sặc sỡ, vừa phải sẽ là sự lựa chọn tốt nhất mà bạn nên hướng đến.

Bạn phỏng vấn vào công ty ngành Luật, bất động sản?

Những ngành này bạn phải chuẩn bị thật kỹ, chu đáo vì đây là những ngành có quy chuẩn cần sự chính xác, nên một bộ suit được cho là lựa chọn tốt nhất. Nó thể hiện bạn là một người chính chắn, đã sẵn sàng để nhận một công việc mới. Nhưng đừng chọn màu sắc quá nổi bật, hãy chọn tông màu trung tính là được.

Hay bạn muốn xin vào những công ty mới thành lập?

Sẽ có một vài điểm khác biệt nếu bạn đang có ý định xin tuyển vào những công ty này đấy, đây là nơi của những start up trẻ tuổi nên hãy nhớ rằng lúc này những bộ đồ suit không còn là sự lựa chọn quá hợp lý, điều này khiến bạn trông chững chặc, sẽ làm họ e dè trong việc nhận bạn vào, vì có thể họ sẽ không đáp ứng được những nguyện vọng quá cao của bạn.

Thay vào đó, bạn nên mặc những bộ đồ trông trẻ trung hơn, có thể là những chiếc áo sơ mi xắn lên ngang khuỷu tay, chiếc quần màu nhã nhặn đối với bạn trai và kết hợp ngay với một đôi giày đen hoặc màu trầm tính là hợp lý nhất. Còn nếu bạn là con gái một chiếc váy ngang hoặc trên đầu gối một chút, kết hợp với áo sơ mi có điểm nhấn ở cổ hoặc ở tay nhưng nên nhớ đừng quá cầy kỳ, sặc sỡ nhé.

Bên cạnh đó cần lưu ý một vài điều sau đây?

Đừng nên chọn đôi giày có gót quá cao, vì sẽ khiến sự đi lại của bạn không tự nhiên, làm mất đi  sự tập trung của nhà tuyển dụng vào bạn. Nên nhớ rằng càng hợp lý nếu bạn chọn một đôi giày kín mũi.

Những bộ đồ có quá nhiều họa tiết cũng sẽ không thích hợp vì chúng khiến người đối diện bạn khó chịu, họ sẽ không chú ý được nhiều đến những gì bạn trình bày, bạn dễ dàng mất đi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Chắc hẳn đến đây, các bạn sẽ không còn phải băn khoăn việc đi phỏng vấn nên mặc cái gì, đúng không? Bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn thật kỹ cho buổi phỏng vấn của mình, nhưng đừng để điều này quá chi phối cuộc phỏng vấn của bạn. Bạn nên nhớ rằng, cuộc phỏng vấn thành công cần rất nhiều yếu tố và quan trọng nhất vẫn là bạn thể hiện được những gì trong khả năng mà nhà tuyển dụng cần.

Tìm hiểu Đại học Thể dục thể thao thi khối gì?

Tháng Sáu 14th, 2020

Nếu bạn yêu thích các lĩnh vực liên quan đến thể dục thể thao, vậy thì không thể không tìm hiểu xem những ngành này sẽ thi khối gì trong kỳ thi tuyển sinh đại học.

Hiện nay, có một số lượng lớn các bạn trẻ lựa chọn học các ngành liên quan đến thể dục thể thao. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi trong kỳ thi tuyển sinh các năm trước, các bạn trẻ đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề vẫn cảm thấy băn khoăn không biết Đại học Thể dục thể thao thi khối gì? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm được đáp án của mình.

Hiện nay, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh mà các trường đại học vẫn chưa thể chốt được phương án tuyển sinh cuối cùng cho mình vì chưa nhận được hướng dẫn từ Bộ Giáo dục và đào tạo. Và nếu vậy thì các bạn học sinh phải làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới?

Để giúp các bạn có được những hình dung rõ nhất về Đại học Thể dục thể thao thi khối gì? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách thức tuyển sinh chung của các trường Đại học Thể dục thể thao năm trước nhé.

Đối tượng tuyển sinh

Các trường Đại học thể dục thể thao có yêu cầu không quá khắc khe đối với các đối tượng tuyển sinh của mình. Chỉ cần bạn đã tốt nghiệp THPT không phân biệt hệ chính quy hay giáo dục thường xuyên hay tốt nghiệp Trung cấp nghề nhưng cần có bằng tốt nghiệp THPT theo quy định.

Ngoài ra, đối với các ngành Thể dục thể thao, thí sinh cần đáp ứng các yêu cầu về ngoại hình và sức khỏe như ngoại hình cân đối, nam cao tối thiểu 165cm, nặng 45kg, nữ cao tối thiểu 155cm, nặng 40kg. Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh về tim mạch, không dị tật, dị hình.

Phương thức tuyển sinh

Hiện nay, các trường Đại học Thể dục thể thao đều sử dụng phương thức tuyển sinh kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Trong đó, phân chia thành 2 phương thức tuyển sinh khác nhau.

Một là xét tuyển dựa trên kết quả học tập trong học bạ của cả hai năm học lớp 11 và lớp 12 kết hợp cùng thi môn năng khiếu theo quy định cho tất cả các ngành đào tạo.

Hai là xét tuyển dựa trên kết quả thi kì thi THPT Quốc gia cùng với kết quả thi môn thi năng khiếu theo quy định cho tất cả các ngành đào tạo.

Các thí sinh chỉ được chọn 1 trong các tổ hợp môn xét tuyển theo quy định để đăng ký xét tuyển. Theo đó, các tổ hợp môn đối với các ngành thể dục thể thao như sau:

T00: Bao gồm môn Toán, Sinh học và Môn thi năng khiếu TDTT

T02: Bao gồm môn Toán, Ngữ văn và Môn thi năng khiếu TDTT

T03: Bao gồm môn Ngữ văn, Sinh học và Môn thi năng khiếu TDTT

T04: Bao gồm môn Toán, Vật lý và Môn thi năng khiếu TDTT

T05: Bao gồm môn Ngữ văn, Giáo dục công dân và Môn thi năng khiếu TDTT

Trong đó: Môn thi năng khiếu có thể là Bật xa tại chỗ, Chạy, Võ thuật, Bơi lội,…

  1. Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT

Với phương thức này, cách thức tính điểm sẽ là lấy kết quả học tập trung bình cao nhất của cả năm lớp 11 hoặc cả năm lớp 12. Ngoài ra, có trường sẽ dựa trên kết quả điểm trung bình cả năm học lớp 12 của 2 môn thuộc tổ hợp môn là bạn đăng ký xét tuyển. Bên cạnh đó, một số trường còn có những yêu cầu khác về kết quả học lực, điểm đạo đức,… làm tiêu chí xét tuyển. Cộng với kết quả thi môn Năng khiếu TDTT nhân hệ số 2.

  • Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi kì thi THPT Quốc Gia

Với phương thức này, cách thức tính điểm sẽ là điểm số đạt được trong kỳ thi THPT Quốc gia của 2 môn trong tổ hợp môn mà bạn lựa chọn để xét tuyển. Cộng với kết quả thi môn Năng khiếu TDTT nhân hệ số 2.

Ngoài số điểm trên, bạn sẽ được cộng thêm điểm hệ số ưu tiên nếu bạn nằm trong diện được cộng thêm điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Đối với các bạn đạt được thành tích trong các kì thi cấp Quốc gia, Quốc tế về những bộ môn liên quan đến TDTT sẽ được tuyển thẳng mà không cần phải trải qua xét tuyển.

Tuy nhiên, mỗi trường sẽ có một cách thức tuyển sinh riêng, cho nên bạn cần tham khảo, tìm hiểu thật kỹ trường mà mình quyết định theo học để có được sự chuẩn bị cũng như nộp đơn tuyển sinh đúng với yêu cầu, tránh những sự cố đáng tiếc làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Bài viết đã giới thiệu đến bạn một số thông tin cơ bản liên quan đến Đại học Thể dục thể thao thi khối gì. Mặc dù không cung cấp được những thông tin mới nhất cho kỳ thi tuyển sinh năm 2020. Nhưng hy vọng bài viết này cũng đã cung cấp những thông tin bổ ích để bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất.

Bước ra khỏi vùng an toàn có dễ hay không?

Tháng Sáu 11th, 2020

Bước ra khỏi vùng an toàn có dễ hay không?

Meta: Bước ra khỏi vùng an toàn như thế nào? Liệu bạn đã dám thách thức bản thân thoát khỏi vùng an toàn của bản thân hay chưa?

Hai từ “an toàn” vốn dĩ khiến người ta liên tưởng đến những điều tích cực, tuy nhiên an toàn ở đây lại có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại. Sự an toàn trong bất kỳ vấn đề gì cũng là điều rất cần thiết, nhưng sự an toàn trong cách suy nghĩ cách sống là điều mà chúng ta không nên duy trì trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để bước ra khỏi vùng an toàn?

Mỗi chúng ta đều có những giới hạn mà bản thân chưa bao giờ bức phá, tuy nhiên không nhiều người có thể nhận ra được năng lực của bản thân mình lớn thế nào, nếu không dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Chính vì vậy, có thể nói vùng an toàn chính là rào cản trong suy nghĩ ngăn cản bạn có thể trở thành một phiên bản tốt hơn của bản thân trong tương lai. Chúng tôi, tin rằng nếu bạn đã tìm đọc được bài viết này, chắc chắn bạn cũng đang muốn tìm cách xóa bỏ hàng rào an toàn và bức phá bản thân hơn.

Vậy trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các cách để có thể giúp bạn bước ra vùng an toàn một cách nhanh chóng nhất nhé!

Thử tập cho mình một thói quen mới

Đừng ru ngủ bản thân rằng, bạn đã hài lòng với cuộc sống hiện tại dành 8 tiếng làm việc tại văn phòng, sau đó trở về nhà và kết thúc những ngày dài buồn tẻ, không đặt ra mục tiêu cũng không hề cho bản thân một động lực nào khác để cố gắng. Chính vì vậy, lâu dần bạn sẽ hình thành nên thói quen “tôi thích cảm giác an toàn như thế này, hoặc cuộc sống đơn điệu như thế này rất phù hợp với tôi” chẳng hạn. Nếu để thời gian kéo dài với những vòng tròn lặp đi lặp lại những công việc đó mà bạn không có chút nỗ lực nào muốn thay đổi thì đó thật sự là một vấn đề lớn rồi đấy.

Thay vì, kết thúc một ngày bằng việc lên giường ngủ, bạn có thể tạo cho mình một thói quen mới, ví dụ như dành thời gian cho việc tập gym, chạy bộ, đọc sách, tham gia một lớp học nào đó…Bạn có thể chọn cho mình một thú vui để tạo nên thói quen mới cho cuộc sống, điều đó sẽ phần nào giúp bạn nhận ra rằng, có lẽ bạn nên hình thành thói quen này từ sớm để thoát khỏi sự an toàn, nhàn hạ của bản thân.

Tự tin trước những gì khiến bạn sợ hãi

Đây có vẻ như câu nói khích lệ tinh thần thật điên rồ, nhưng bạn phải bắt buộc làm điều đó để bản thân thoát ra khỏi vùng an toàn. Ví dụ như bạn là người sợ hãi khi phải thuyết trình trước đám đông nhưng công việc của bạn lại là một nhân viên sale bất động sản thì chắc chắn bạn phải đối mặt với nỗi sợ hãi này thường xuyên. Nếu bạn trốn chạy, hoặc từ chối thuyết trình trước người khác, chắc chắn bạn sẽ luôn là kẻ thất bại vì không thể nào tìm được công việc lý tưởng nhưng mọi việc sẽ khác nếu như bạn dám thử thách vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân mình.

Hãy nói chuyện với người lạ

Cách tốt nhất để giúp bản thân thoát khỏi vùng an toàn đó chính tạo cho mình càng nhiều mối quan hệ thì càng tốt. Tuy nhiên, đó phải là những mối quan hệ có chọn lọc, bạn nên kết bạn thử với những người mà từ trước đến giờ bạn ái ngại hay cảm thấy bản thân không hòa hợp được với họ.

Đó không phải việc phá vỡ giới hạn của bản thân mà đó chính là cách giúp bạn tương tác hơn với mọi người, từ đó học hỏi kinh nghiệm giao tiếp và phát triển bản thân mình hơn để bước ra vùng an toàn của bản thân. Suy cho cùng, bạn không thể nào tồn tại một mình và phát triển công việc một mình, cho nên hãy tập làm quen và mở rộng các mối quan hệ sẵn có và chưa có để tạo nền tảng hòa nhập và thích nghi tốt với tất cả mọi người bạn nhé!

Lên kế hoạch cho những mục tiêu của bản thân

Đừng để những dự định mục tiêu trong tương lai của bạn mãi nằm im lìm trong quyển sổ tay, vì nó sẽ mãi ngủ yên trong đó cũng như bạn cũng sẽ không bao giờ dám bước ra khỏi giới hạn vùng an toàn của bản thân. Thời gian còn rất dài, nhưng nếu không nỗ lực bạn vẫn mãi là bạn của hiện tại không hề có bất kỳ sư đột phá nào mới.

Vì vậy, thay vì nói với bản thân tôi sẽ thực hiện chúng vào một thời gian nào đó, thì hãy lập cho mình một kế hoạch cụ thể để triển khai nó ngay khi có thời gian bạn nhé! Ví dụ như cho bản thân một kỳ nghỉ một mình, học thêm một khóa ngoại ngữ, tăng cường thể thao mỗi sáng để bảo vệ sức khỏe… Điều quan trọng là bạn phải là người chủ động thực hiện những kế hoạch đó theo đúng những gì bạn đã dự kiến.

Hy vọng, với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin bổ ích để tạo nên động lực tích cực hơn cho việc bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Giới hạn năng lực của bạn không nằm trong suy nghĩ mà nằm trong hành động, hãy hành động để bản thân không bỏ lỡ bất kỳ điều gì bạn nhé!